Lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho đám cưới là một trải nghiệm thú vị và căng thẳng. Nếu là người có kinh nghiệm, bạn chắc sẽ hiểu để tạo ra một đám cưới hoàn hảo thì cần phải thực hiện một khối lượng công việc sẽ khổng lồ như thế nào.
Hãy lưu ý một vài vấn đề dưới đây để tránh mắc sai lầm khi lên bảng dự trù ngân sách đám cưới của bạn nhé!
I. Lưu ý khi lên bảng dự trù ngân sách đám cưới
1. Bạn có biết 45% cặp đôi vượt quá ngân sách cưới dự định
Một sự thật là: Có tới 45% các cặp vợ chồng vượt quá ngân sách cưới hỏi đặt ra ban đầu. Tỷ lệ chi phí đám cưới bội chi theo quy mô rất cao. Chủ yếu do số lượng khách mời, đơn vị tổ chức, giá thuê và trang trí địa điểm cưới, đặt tiệc… không thể kiểm soát.
2. Bạn có thể dành bao nhiêu tiền cho đám cưới?
Bạn cần phải tính toán xem mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền mỗi tháng? Tính toán thu nhập ròng thực tế, trừ đi các loại chi phí để biết số tiền còn lại mình có thể để dành ra là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, đừng ngần ngại hỏi cha mẹ, anh chị em hai bên có thể đóng góp bao nhiêu vào chi phí đám cưới. Có thể ít hoặc nhiều nhưng nên rõ ràng và đảm bảo mọi người đều hài lòng với mức độ đóng góp của họ.
3. Đặt mức độ ưu tiên
Hãy nói chuyện với nửa kia về những vấn đề bạn nghĩ là quan trọng trong đám cưới. Sẽ có những chi phí mà cả hai cần thỏa thuận. Nên liệt kê 03 ưu tiên hàng đầu của riêng mình. Sau đó so sánh hai danh sách này với nhau.
Ngay cả khi các ưu tiên của hai người không phù hợp, hãy giải thích tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với bạn. Biết đâu, hai bạn có thể nhận ra, mình muốn những thứ khác nhau nhưng lại cùng vì một lý do.
Ví dụ: Nếu bạn nghĩ rằng những món ăn tuyệt vời là phần quan trọng nhất của đám cưới. Nhưng nửa kia lại nghĩ thuê một ban nhạc sôi động mới là điều cần thiết để có không khí vui vẻ .
Thực ra, cả hai đều muốn khách mời sẽ có trải nghiệm tuyệt vời tại lễ cưới. Tuy nhiên cách thể hiện khác nhau. Vậy tại sao không tìm cách kết hợp những điều này lại?
4. Dự phòng phát sinh
Một số khách mời quên xác nhận đến tham dự đám cưới khiến bạn phải đặt thêm chỗ và đồ ăn. Vào mùa cao điểm, nhiều nhà cung cấp, MC, ban nhạc đã kín lịch trong ngày cưới, vì thế bắt buộc bạn phải chi thêm để có lựa chọn thay thế. Do vậy, luôn cần có một khoản ngân sách dự phòng cho những tình huống phát sinh khi lên kế hoạch cưới
Một số trường hợp bạn cần lưu ý dưới đây:
- Các nhà cung cấp có thể yêu cầu thanh toán bổ sung cho các dịch vụ mà bạn nghĩ rằng đã bao gồm trong gói dịch vụ.
- Các nhiếp ảnh gia muốn bạn cộng thêm phí để cung cấp quyền truy cập vào ảnh trực tuyến, phí thêm giờ chụp hoặc di chuyển tới địa điểm chụp
- Đừng quên tính chi phí đổ vỡ và mất đồ đạc (cốc, bát, khăn trải bàn..) sau đám cưới.
- Đọc kỹ các hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ cưới, MC, ban nhạc, nơi thuê xe hoa – xe 16 chỗ xe 29 chỗ… và địa điểm phục vụ cho đám cưới để hạn chế việc phải trả những khoản phí phát sinh.
5. Bảng dự trù ngân sách cưới chi tiết
Để rút ngắn thời gian tìm hiểu các chi phí cần có cho một đám cưới, hãy tham khảo bảng excel dự trù ngân sách đám cưới dưới đây và làm theo các bước.
Bước 1: Ghi ra số tiền tối đa mà bạn có thể chi cho đám cưới.
Bước 2: Điền ngân sách dự trù vào từng cột tương ứng.
Bước 3: Xem số tiền còn lại trong ngân sách tổng và điều chỉnh khi cần thiết.
Bước 4: Ghi lại số tiền thực tế khi chi ra vào ô tương ứng.
Bước 5: Bình tĩnh. Thở đều khi nhìn vào con số tổng.
[Download Excel] Bảng dự trù ngân sách đám cưới chi tiết nhất 2024
Ngoài ra, có thể tham khảo cách chia nhỏ chi phí cho đám cưới dưới đây. Sau đó, tự phân bổ lại vào bảng tính ngân sách cho phù hợp.
- Gặp mặt gia đình hai bên trước khi cưới
- Chụp ảnh cưới
- Trang phục cưới
- Trang điểm
- Thuê trọn gói lễ ăn hỏi và đội bê lễ
- Nhẫn cưới
- Lễ vật
- Chuẩn bị phòng cưới
- Thiệp cưới
- Phương tiện di chuyển
- Địa điểm cưới
- Thuê đơn vị tổ chức, setup, trang trí
- Mời ban nhạc biểu diễn
- Tiệc cưới
- Đi nghỉ tuần trăng mật
>> Xem thêm:
II. Ngân sách đám cưới bao nhiêu là phù hợp?
Không ai có thể đảm bảo được đám cưới của bạn sẽ không thay đổi so với dự kiến, vì vậy để chủ động hơn, bạn cần tính thêm một khoản kinh phí dự trù khoảng 10% tổng số tiền cho những khoản cần thiết để có thể dùng ngay khi phát sinh. Sau đó chuẩn bị cho các khoản chi cố định dưới đây.
1. Địa điểm cưới
Chi phí này bao gồm thuê sảnh tiệc và trang trí đám cưới, chiếm khoảng 40% ngân sách đám cưới thông thường. Tuy nhiên, các gia đình làm lễ cưới tại nhà sẽ giảm đáng kể được khoản này.
2. Chụp ảnh cưới – Phóng sự cưới
Bạn sẽ cần chi khoảng 15% ngân sách đám cưới cho việc chụp ảnh pre-wedding và chụp ảnh quay phim phóng sự cưới. Các đơn vị cung cấp dịch vụ chụp ảnh cưới và phóng sự cưới thường đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
3. Chi phí tiệc cưới
Vấn đề này thường phụ thuộc vào yếu tố khách mời, khẩu vị và độ “chịu chi” của gia chủ. Người Việt Nam vốn rất coi trọng việc ăn uống, cỗ bàn. Nên ngân sách cho mục này có thể chiếm từ 30 – 50%. Số lượng khách mời có ảnh hưởng khá lớn đến chi phí đãi tiệc, bạn cần phải tính toán số lượng khách mời phù hợp với khoảng chi phí của mình
Để tiết kiệm chi phí đãi tiệc, bạn cần tính toán số lượng khách mời phù hợp, không nên mời quá nhiều, chỉ mời những người thân thiết, quan trọng. Menu tiệc của bạn không nhất thiết phải có nhiều món đắt đỏ, chỉ cần có 1 – 2 món đặc sản là điểm nhấn cho mâm tiệc của bạn là được.
Sẽ không có vấn đề gì là quá khó khăn nếu bạn lên kế hoạch cho một đám cưới dựa trên mức trung bình của mọi người. Nhưng cũng có thể tổ chức sang trọng hoặc độc đáo hơn. Quan trọng là bạn cần quyết định xem đâu là điều thực sự cần thiết với mình trong ngày cưới.
Hội cô dâu chúc bạn lập ngân sách đám cưới chi tiết và tiết kiệm nhất!
Để thuê xe hoa – xe 16 – 29 chõ Quý Khách xem thêm tại
Truy cập : https://thaotrangcar.com
Hotline: 0933001101
Hoặc liên hệ trực tiếp tại
Công ty TNHH TM DV Du Lịch Thảo Trang
Địa chỉ : 124/10/8, Bùi Trọng Nghĩa, P. Trảng Dài, Tp Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai